Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là ai?

Admin
Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là ai? Tổng Bí thư có phải là Bí thư Quân uỷ Trung ương không? Người giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá bao nhiêu nhiệm kỳ? Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là đồng chí Trần Phú, sinh ngày 1/5/1904, quê ở xã Việt Yên, nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
Cho tôi hỏi: Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là ai? Tổng Bí thư có phải là Bí thư Quân uỷ Trung ương không? Câu hỏi của anh Hưng (Hà Nội).

Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là ai?

Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là đồng chí Trần Phú, sinh ngày 1/5/1904, quê ở xã Việt Yên, nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1930, đồng chí Trần Phú được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trên cương vị Tổng Bí thư, đồng chí đã lãnh đạo Đảng thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng, góp phần đưa cách mạng Việt Nam phát triển.

Nhiệm kỳ làm Tổng Bí thư của Đồng chí Trần Phú là từ tháng 10/1930 đến tháng 4/1931.

Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là ai?

Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là ai? (Hình từ Internet)

Tổng Bí thư có phải là Bí thư Quân uỷ Trung ương không?

Tại Điều 26 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định về Quân ủy Trung ương như sau:

1. Quân uỷ Trung ương do Bộ Chính trị chỉ định, gồm một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong Quân đội và một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài Quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đồng chí Tổng Bí thư là Bí thư Quân uỷ Trung ương.
2. Quân uỷ Trung ương nghiên cứu đề xuất để Ban Chấp hành Trung ương quyết định những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quân sự và quốc phòng; lãnh đạo mọi mặt trong Quân đội.
3. Tổng cục Chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị trong toàn quân, hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Bí thư và trực tiếp, thường xuyên của Quân uỷ Trung ương. Ở mỗi cấp có cơ quan chính trị và cán bộ chính trị đảm nhiệm công tác đảng, công tác chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng cùng cấp và sự chỉ đạo của cơ quan chính trị cấp trên.

Như vậy, Tổng Bí thư là Bí thư Quân uỷ Trung ương.

Quân uỷ Trung ương sẽ do Bộ Chính trị chỉ định, gồm:

- Một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác trong Quân đội;

- Một số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương công tác ngoài Quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương mà thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Người giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá bao nhiêu nhiệm kỳ?

Tại khoản 1 Điều 17 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:

1. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
2. Bộ Chính trị lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Ban Bí thư lãnh đạo công việc hằng ngày của Đảng : chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; quyết định một số vấn đề về tổ chức, cán bộ và một số vấn đề khác theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương; chỉ đạo hoặc kiểm tra việc chuẩn bị các vấn đề đưa ra Bộ Chính trị thảo luận và quyết định.

Như vậy, người giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá 02 nhiệm kỳ liên tiếp.

Trân trọng!