A. Kiến thức cần nhớ
Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14.
C = d x 3,14
Hoặc muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số 3,14.
C = r x 2 x 3,14
B. Ví dụ
Ví dụ 1: Tính chu vi hình tròn có đường kính d:
a) d = 0,5cm b) d = 2,2dm
Hướng dẫn:
a) Chu vi hình tròn là: C = d x 3,14 = 0,5 x 3,14 = 1,57 (cm\(^2\))
b) Chu vi hình tròn là: C = d x 3,14 = 2,2 x 3,14 = 6,908 (dm\(^2\))
Ví dụ 2: Tính chu vi hình tròn có bán kính r:
a) r = 2,75cm b) r = 6,5dm
Hướng dẫn:
a) Chu vi hình tròn là: C = r x 2 x 3,14 = 2,75 x 2 x 3,14 = 17,27 (cm\(^2\))
b) Chu vi hình tròn là: C = r x 2 x 3,14 = 6,5 x 2 x 3,14 = 40,82 (dm\(^2\))
Ví dụ 3: Một bánh xe ô tô có đường kính là 0,77m. Tính chu vi của bánh xe đó.
Hướng dẫn:
Chu vi của bánh xe đó là: 0,77 x 3,14 = 2,4178 (m\(^2\))
Đáp số: 2,4178 m\(^2\).
Ví dụ 4: Tính đường kính hình tròn có chu vi C = 15,7m.
Hướng dẫn:
Đường kính hình tròn là: 15,7 : 3,14 = 5 (m)
Ví dụ 5: Tính bán kính hình tròn có chu vi C = 18,84dm.
Hướng dẫn:
Bán kính hình tròn là: 18,84 : 3,14 : 2 = 3 (dm)
C. Bài tập tự luyện
Bài 1. Vẽ hình tròn có:
a) Bán kính 3cm.
b) Đường kính 5cm.
Bài 2. Cho đoạn thẳng AB = 6cm. Vẽ hình tròn tâm A bán kính 2cm, hình tròn tâm B bán kính 4cm.
Bài 3. Tính chu vi hình tròn có đường kính d = \(4 \over 3\)m.
Bài 4. Tính chu vi hình tròn có bán kính r = \(1 \over 3\)dm.
Bài 5. Tính đường kính hình tròn có chu vi 50,24cm.
Bài 6. Tính bán kính hình tròn có chu vi 18,84dm.
Học sinh học thêm các bài giảng tuần 19 trong mục Học Tốt Toán Hàng Tuần trên beyeu.edu.vn để hiểu bài tốt hơn.
Bài học tuần 19