HIỆP ĐỊNH PARIS VỀ CHẤM DỨT CHIẾN TRANH, LẬP LẠI HOÀ BÌNH Ở VIỆT NAM – SỨC MẠNH QUÂN SỰ, SỨC MẠNH NGOẠI GIAO VÀ SỰ ĐOÀN KẾT CỦA CẢ DÂN TỘC

Admin
Ngày 27-01-1973 Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt nam đã được ký kết. Đây chính là là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của...

Hoàng Đức Ngọc

2023-01-27T09:32:21+07:00 https://beyeu.edu.vn/tin-noi-bat/hiep-dinh-paris-ve-cham-dut-chien-tranh-lap-lai-hoa-binh-o-viet-nam-suc-manh-quan-su-suc-manh-ngoai-giao-va-su-doan-ket-cua-ca-dan-toc-287.html https://beyeu.edu.vn/uploads/news/2023_01/bai-viet_hiep-dinh-paris.jpeg

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - BÌNH ĐỊNH

Ngày 27-01-1973 Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt nam đã được ký kết. Đây chính là là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Là sức mạnh quân sự, sức mạnh ngoại giao và sự đoàn kết của cả dân tộc Việt Nam.

        1. Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968
       Cách đây 55 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 đã diễn ra. Trước đó, Đảng ta xác định: “Phải tìm cách đánh mới khác cách đánh truyền thống là đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ bằng phương pháp tổng tiến công đồng loạt đánh vào các trung tâm đầu não chính trị, quân sự ở các thành phố, thị xã. Tiến công vào các thành phố, thị xã sẽ tạo ra bất ngờ lớn đối với địch, làm đảo lộn thế bố trí chiến lược của chúng, làm rung chuyển nước Mỹ. Qua đó, ta chứng minh cho Mỹ thấy chúng không thể thắng trong cuộc chiến tranh này, chúng đang đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn, do đó phải tìm giải pháp chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, rút ra khỏi cuộc chiến tranh Việt Nam.” (1).

bai viet cuoc tong tien cong 1968

Quân giải phóng tấn công sân bay Tân Sơn Nhất trong chiến dịch Mậu Thân 1968. Ảnh tư liệu

       Đánh giá về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đó là thắng lợi của đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng ta, thắng lợi của lòng yêu nước nồng nàn và sức mạnh của toàn dân đoàn kết quyết chiến, quyết thắng giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.” (2).
       2. Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” năm 1972
      Cách đây hơn 50 năm không quân Mỹ ồ ạt tấn công miền Bắc Việt Nam với chiến dịch mang mật danh “Linebacker 2”, huy động nhiều máy bay và các phương tiện chiến tranh tập kích miền Bắc mà trọng tâm là Hà Nội, Hải Phòng với đòn đánh mang tính hủy diệt mà Mỹ mong muốn nhằm đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá, buộc chúng ta phải khuất phục trước sức mạnh của không lực Mỹ. Tuy nhiên sự ngông cuồng đó đã bị đập tan bởi ý chí kiên cường của quân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Qua đó, góp phần quan trọng buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris vào ngày 27 tháng 1 năm 1973, chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, tạo ra bước ngoặt cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đi đến thắng lợi hoàn toàn.

bai viet ha noi dbp
Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không năm 1972”

        3. Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam
      Trải qua “4 năm 8 tháng 16 ngày - bắt đầu ngày 13/5/1968 và Hiệp định Paris được ký ngày 27/01/1973. Quá trình Hội nghị gồm 201 phiên họp công khai, 45 cuộc gặp riêng giữa Việt Nam và Mỹ, 500 buổi họp báo, gần 1000 cuộc phỏng vấn và nhiều phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam trên khắp thế giới. Hiệp định có 9 chương 23 điều, gồm 4 loại điều khoản chính: (i) Các điều khoản chính trị ghi các cam kết của Hoa Kỳ: tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản, tôn trọng quyền tự quyết của Nhân dân miền Nam Việt Nam; Hoa Kỳ không tiếp tục dính líu quân sự, không can thiệp công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam; (ii) Các điều khoản về quân sự: ngừng bắn, Hoa Kỳ rút hết quân trong 60 ngày; chấm dứt bắn phá miền Bắc; nhận tháo gỡ mìn do Hoa Kỳ đã rải ở miền Bắc; (iii) Các điều khoản về nội bộ miền Nam: nguyên tắc hòa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ, tổ chức tổng tuyển cử tự do, thành lập Hội đồng quốc gia hòa giải, hòa hợp dân tộc gồm ba thành phần để tổ chức tổng tuyển cử; (iv) Các điều khoản về thống nhất Việt Nam, về Lào và Campuchia, về cơ cấu thi hành Hiệp định Ủy ban liên hợp và Ủy ban quốc tế; về Hội nghị quốc tế xác nhận Hiệp định và điều khoản về việc Hoa Kỳ đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam dân chủ cộng hòa”. (3)

Đoàn đại biểu Việt Nam dân chủ cộng hòa tại lễ ký kết Hiệp định Paris (Ảnh: Tư liệu)
Đoàn đại biểu Việt Nam dân chủ cộng hòa tại lễ ký kết Hiệp định Paris (Ảnh: Tư liệu)

      Hiệp định Paris cách đây 50 năm về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam là sự thắng lợi và là kết quả của cuộc đấu tranh anh dũng của toàn thể nhân dân ta, là thắng lợi của sức mạnh quân sự, sức mạnh ngoại giao và tinh thần đoàn kết, truyền thống giữ nước của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng ta.  Theo đó, đã tạo ra bước ngoặt mới trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta: “Đánh cho Mỹ cút”, tạo tiền đề để “đánh cho nguỵ nhào”, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào năm 1975.
      Những bài học cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc chúng ta hôm nay
      Thứ nhất, sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Do đó, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về mọi mặt là vấn đề then chốt.
      Thứ hai, xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân là sức mạnh, là nội lực quan trọng để bảo vệ Tổ quốc chúng ta. Đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong các lực lượng vũ trang và trong các tầng lớp nhân dân là nội lực vô cùng quan trọng để đánh và thắng mọi kẻ thù. Bên cạnh đó tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ tổ quốc của chúng ta.
     Thứ ba, thực hiện tốt đường lối đối ngoại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng: “Tiếp tục phát huy vai trò tiên phong của đối ngoại trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, huy động các nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước, nâng cao vị thế và uy tín đất nước”.(4)
……………………………//……………………………………
(1) Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, Tập V: Tổng tiến công và nổi dậy 1968, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 45
(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, tập 10, tr 731
(3) Hiệp định Paris - Dấu mốc quan trọng đi tới hòa bình, thống nhất đất https://dangcongsan.vn
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, 2021, t.1, tr. 162

Tác giả: BBT-Nguyễn Tùng Lâm - Trưởng phòng Phòng QLĐT&NCKH, Trường Chính trị tỉnh Bình Định

  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay1,412
  • Tháng hiện tại12,391
  • Tổng lượt truy cập2,351,250