Học phí Trường Đại học Giao thông Vận tải (UTC) năm 2022 – 2023 – 2024 là bao nhiêu

Admin
Học phí Trường Đại học Giao thông Vận tải năm 2022 – 2023 – 2024 là bao nhiêu? Năm nay trường có những chương trình học bổng, ưu đãi học phí nào? Những đối tượng nào được hỗ trợ miễn giảm học phí? Cùng những lý do không thể bỏ qua đại học UTC khác sẽ được cập nhật trong bài viết sau.

Trường Đại học Giao thông Vận tải không còn là một cái tên quá lạ lẫm đối với những người có đam mê về Giao thông vận tải. Nhưng bạn đã thực sự biết rõ về ngôi trường này hay chưa? ReviewEdu xin chia sẻ một số thông tin xoay quanh học phí Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội.

Thông tin chung

  • Tên trường: Trường Đại học Giao thông Vận tải (UTC – University of Transport and Communications)
  • Địa chỉ:
    • Cơ sở tại Hà Nội: 03 Cầu Giấy, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội.
    • Phân hiệu tại TP. HCM: 450 – 451 Đường Lê Văn Việt, Phường Tăng Nhơn Phú A, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
  • Website: https://www.utc.edu.vn/
  • Facebook: https://www.facebook.com/dhgtvtcaugiay/
  • Mã tuyển sinh:
    • Cơ sở tại Hà Nội: GHA 
    • Phân hiệu tại TP. HCM: GSA
  • Số điện thoại tuyển sinh: 024 3 760 6352 – 0979 389 372 – 0396 666 831

Xem thêm: Review về trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội có tốt không?

Lịch sử phát triển

Trường có tiền thân là Trường Cao đẳng Công chính (1918), được khai giảng lại dưới chính quyền cách mạng ngày 15/11/1945. Giai đoạn từ 1945 – 1960, Trường trải qua nhiều tên gọi khác nhau: Trường Đại học Công chính (1946), Trường Cao đẳng Kỹ thuật (1949), Trường Cao đẳng Giao thông công chính (1952), Trường Trung cấp giao thông (1956). Ngày 24/3/1962, Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký Quyết định 42/CP thành lập Trường Đại học Giao thông vận tải. Tháng 7/1968, Trường được đổi tên thành Trường Đại học Giao thông Đường sắt và Đường bộ. Năm 1985, Trường lại được đổi tên thành Trường Đại học Giao thông vận tải cho đến nay. Ngày 15/7/2016, Phân hiệu Trường Đại học GTVT tại thành phố Hồ Chí Minh.

Mục tiêu và sứ mệnh

Trường Đại học Giao thông vận tải hướng tới mô hình đại học đa ngành về kỹ thuật, công nghệ và kinh tế. Trở thành đại học trọng điểm, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành GTVT và đất nước. Trường trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học có uy tín về GTVT và một số lĩnh vực khác, có đẳng cấp trong khu vực và hội nhập Quốc tế. ĐH GTVT phấn đấu để xứng đáng là địa chỉ tin cậy của người học, nhà đầu tư và toàn xã hội.

Dựa vào mức học phí đã tăng những năm gần đây. Do đó dự kiến học phí trường Đại học Giao thông Vận tải (UTC) năm 2024 – 2025 sẽ tăng khoảng 5% – 10% theo quy định của nhà nước.

Học phí năm 2023 – 2024 của trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

Theo xu hướng học phí gần đây, học phí cho năm 2023 tại Đại học Giao thông Vận tải sẽ tăng 10% so với năm trước, tương đương với việc đơn giá học phí sẽ tăng từ 1.000.000 VNĐ lên 1.500.000 VNĐ so với năm trước.

Theo đề án tuyển sinh 2023-2024 của trường Đại học Giao thông vận tải, học phí dự kiến cho sinh viên khối kỹ thuật là 415.800 đồng/tín chỉ và cho khối kinh tế là 353.300 đồng/tín chỉ. Trong một năm học, mỗi sinh viên dự kiến sẽ học 30 tín chỉ.

Học phí năm 2022 – 2023 của trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

Áp dụng mức thu học phí theo đề án năm học 2022 – 2023. Trường Đại học Giao thông Vận tải đã đề ra đơn giá học phí cụ thể như sau:

  • Chương trình đào tạo đại học hệ đại trà là: 390.000 VNĐ/ tín chỉ 
  • Chương trình đào tạo chất lượng cao: 850.000 VNĐ/ tín chỉ

Học phí năm 2021 – 2022 của trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

Áp dụng mức thu học phí theo đề án năm học 2021 – 2022. Trường Đại học Giao thông Vận tải đã đề ra đơn giá học phí cụ thể như sau:

  • Chương trình đào tạo đại học hệ đại trà là: 354.000 VNĐ/ tín chỉ (không quá 11,7 triệu VNĐ/ sinh viên).
  • Chương trình đào tạo chất lượng cao: 770.000 VNĐ/ tín chỉ

Bên cạnh đó, chương trình đào tạo nước ngoài theo thông báo của Viện Đào tạo và Hợp tác quốc tế – trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh và quy định của đối tác thực hiện chương trình Liên kết đào tạo.

Học phí năm 2020 – 2021 của trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

Đối với năm 2020 – 2021, đơn giá học phí của trường Đại học Giao thông Vận tải (chương trình đại trà) không quá 11.700.000 VNĐ/ sinh viên. Ngoài ra, các khoản thu học phí của trường thực hiện theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP về cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục quốc dân.

Học phí năm 2019 – 2020 của trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

Đơn giá học phí Đại học Giao Thông Vận Tải năm 2019 – 2020 vẫn sẽ áp dụng theo quy định của Chính Phủ năm 2016. Cụ thể như sau:

  • Chương trình đào tạo đại học hệ đại trà là: 300.000 VNĐ/ tín chỉ ( tương đương 9.600.000 VNĐ/ năm).
  • Đối với chương trình đào tạo chất lượng cao: 600.000 VNĐ/ tín chỉ.

Cách tính học phí của trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

Giống như hầu hết các trường đại học trên toàn quốc, đào tạo thông qua tín chỉ. Tức nghĩa để có thể tốt nghiệp thì bạn cần phải đảm bảo hoàn thành đầy đủ số tín chỉ bắt buộc mà chuyên ngành bạn chọn yêu cầu.

Học phí một học kỳ = Số lượng tín chỉ * số tiền cần phải đóng cho 1 tín chỉ

Phương thức nộp học phí Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

Sinh viên hoàn thành học phí bằng cách nộp tiền mặt tại trường hoặc chuyển khoản theo đúng yêu cầu của nhà trường. Mọi thông tin chi tiết, các bạn sinh viên có thể liên hệ với bên nhà trường hoặc truy cập website chính thức của Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội để được biết thêm nhé.

Chính sách hỗ trợ học phí của trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

Nhằm mục đích tạo điều kiện để sinh viên tiếp tục học tập. Đại học Giao thông Vận tải đã đưa ra những chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên như sau:

Đối tượng

Hồ sơ

(Các bản sao phải có chứng thực)

Ghi chú

Đối tượng sinh viên được miễn 100% học phí

Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng. – Giấy xác nhận thuộc đối tượng người có công với cách mạng và con của họ do cơ quan quản lý người có công và Uỷ ban nhân dân xã xác nhận.

– Giấy chứng nhận gia đình liệt sỹ, giấy chứng nhận thương binh (thẻ thương binh), người được hưởng chính sách như thương binh, giấy chứng nhận bệnh binh (thẻ bệnh binh).

– Bản sao Giấy khai sinh của sinh viên được hưởng chế độ ưu đãi.

– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Mẫu đính kèm)

– Nộp hồ sơ 1 lần cho toàn bộ khóa học.

-Được cấp đơn hưởng trợ cấp ưu đãi

Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ cận nghèo, hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. – Giấy xác nhận khuyết tật do UBND xã cấp hoặc Quyết định v/v trợ cấp xã hội của UBND cấp huyện.

– Giấy chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo của UBND cấp xã

– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Mẫu đính kèm)

– Nộp hồ sơ 1 lần trong năm

– Được cấp trợ cấp xã hội

Người từ 16 tuổi đến 22 tuổi mồ côi, không có nguồn nuôi dưỡng. – Bản sao Quyết định về việc TCXH của chủ tịch UBND  cấp huyện

– Giấy xác nhận của UBND cấp xã cấp cho đối tượng là sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ.

– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Mẫu đính kèm)

– Nộp hồ sơ 1 lần cho toàn bộ khóa học

– Được cấp  trợ cấp xã hội

Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và cận nghèo. – Giấy khai sinh (bản sao)

– Giấy chứng nhận hộ nghèo, cận nghèo do UBND cấp xã cấp

– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Mẫu đính kèm)

– Nộp hồ sơ 1 lần trong năm

– Được hỗ trợ chi phí học tập

Sinh viên là người dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. – Giấy khai sinh (bản sao)

– Sổ hộ khẩu (bản sao)

– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Mẫu đính kèm)

– Nộp hồ sơ 1 lần cho toàn bộ khóa học

– Được cấp  trợ cấp xã hội

Đối tượng sinh viên được giảm 70% học phí

Sinh viên là người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn. – Giấy khai sinh (bản sao)

– Sổ hộ khẩu (bản sao)

– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Mẫu đính kèm)

– Nộp hồ sơ 1 lần cho toàn bộ khóa học.

– Được trợ cấp xã hội

Đối tượng sinh viên được giảm 50% học phí

Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên – Bản sao Sổ hưởng trợ cấp hàng tháng do tổ chức bảo hiểm xã hội cấp do tai nạn lao động.

– Giấy khai sinh (bản sao)

– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Mẫu đính kèm)

– Nộp 1 lần cho toàn bộ khóa học

Đối tượng sinh viên chỉ được cấp trợ cấp xã hội

Sinh viên là người dân tộc ít người ở vùng cao. – Giấy xác nhận có hộ khẩu thường trú ở vùng cao.

– Giấy khai sinh (bản sao)

– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Mẫu đính kèm)

– Nộp 1 lần cho toàn khóa học
Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học tập là những người mà gia đình thuộc diện xóa đói giảm nghèo. – Giấy chứng nhận hộ nghèo

– Đơn đề nghị miễn, giảm học phí (Mẫu đính kèm)

– Nộp hồ sơ 1 lần trong năm

Những điểm hấp dẫn của trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội

Nhà trường hiện có tổng số 1120 cán bộ và viên chức. Bao gồm các nhóm sau: 827 giảng viên, trong đó có 91 giáo sư và phó giáo sư, 202 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, và 489 thạc sĩ. Tất cả đều là những cán bộ uy tín, giàu kinh nghiệm trong công tác đào tạo; quản lý và nghiên cứu khoa học công nghệ về giao thông vận tải.

Trường có vị trí trên một khu đất rộng lớn với diện tích 216.901 m². Trường có hơn 300 phòng học lớn, 108 phòng thí nghiệm khoa và các bộ môn, đồng thời được trang bị đầy đủ các trang thiết bị và máy tính có kết nối internet để phục vụ cho hoạt động giảng dạy và nghiên cứu.

Bí quyết giúp sinh viên giảm áp lực học phí

Tham gia những hoạt động, kỳ thi có giải thưởng tại trường

  • Sinh viên có thể tham gia các kỳ thi thể thao được tổ chức tại trường
  • Bên cạnh việc trau dồi bản thân thông qua những kiến thức mà thầy cô đã truyền giảng trên lớp, các sinh viên còn có thể dùng kiến thức ấy làm hành trang để dự thi một số kỳ thi chuyên ngành ở trường. Và đạt giải thưởng cao sẽ giúp bạn có thêm 1 khoản tiền để đỡ được phần nào việc chi trả học phí.

Giành học bổng của trường

  • Để hỗ trợ chi phí cho sinh viên, trường Đại học Giao thông Vận tải (UTC) đã mang đến nhiều cơ hội học bổng dành cho sinh viên. Dành cho các sinh viên có thành tích và hoạt động xuất sắc đang theo học nhận được hỗ trợ tài chính từ trường.

Tìm việc làm bán thời gian 

  • Ngoài ra, kết hợp làm những công việc bán thời gian vào lịch rảnh; cũng là cách để tăng thu nhập cho sinh viên. Việc làm bán thời gian không chỉ giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập. Mà còn rèn luyện kỹ năng mềm, tích lũy kinh nghiệm; và xây dựng mối quan hệ trong quá trình làm việc.

Kết luận

Bài viết trên đây là thông tin cơ bản được tổng hợp về mức Học phí Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội mới nhất. Các bạn sĩ tử có thể đọc tham khảo tại đây. Reviewedu hy vọng rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích. Bên cạnh đó, có thể đưa ra được sự lựa chọn trường học phù hợp với khả năng của bản thân và kinh tế của gia đình. Đừng quên theo dõi Reviewedu.net để cập nhật thêm các tin tức và mức học phí tại các trường Đại học – Cao Đẳng nhanh nhất và chính xác nhất!