Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển – sinhhoc.org

Admin
Quá trình phát triển bao gồm những thay đổi mà một cơ thể sinh vật trải qua suốt chu kì sống của nó. Trong quá trình phát triển, các quá trình sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể có quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau và đan xen với nhau.

Quá trình phát triển bao gồm những thay đổi mà một cơ thể sinh vật trải qua suốt chu kì sống của nó. Trong quá trình phát triển, các quá trình sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể có quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau và đan xen với nhau.

Quá trình phát triển của một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính bắt đầu bằng hợp tử. Hợp tử phân bào tạo thành nhiểu tế bào, các tế bào biệt hoá hình thành các cơ quan và hình dáng của sinh vật non. Sinh vật non trải qua quá trình sinh trưởng lớn dần lên. Khi cơ thể sinh trưởng đạt đến kích thước và khối lượng nhất định thì có sự biến đổi về chất, một nhóm tế bào phân hoá hình thành cơ quan sinh sản, tiền đề cho quá trình hình thành giao tử và hợp tử.

Ví dụ: Ở thực vật có hoa, hợp tử phân chia nhiều lần tạo ra phôi nhiều tế bào. Các tế bào phôi phân hoá tạo thành lá mầm, thân mầm, rễ mầm và thành cây non (giai đoạn phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể). Cây non lớn lên thành cây trưởng thành (giai đoạn sinh trưởng). Khi cây đạt đến kích thước và khối lượng nhất định, một nhóm tế bào phân hoá hình thành hoa, là cơ sở hình thành giao tử và hợp tử (giai đoạn phân hoá tế bào). Ở động vật sinh sản hữu tính, hợp tử phân chia nhiều lần tạo ra phôi gồm nhiều tế bào. Các tế bào phôi phân hoá tạo thành các cơ quan, hệ cơ quan (giai đoạn phân hoá tế bào và phát sinh hình thái cơ quan, cơ thể). Động vật non lớn lên thành cơ thể trưởng thành (giai đoạn sinh trưởng). Khi động vật đến tuổi thành thục sinh dục, cơ quan sinh dục phát triển mạnh và bắt đầu tạo ra các giao tử (giai đoạn phân hoá tế bào).

Các dấu hiệu đặc trưng của sinh trưởng và phát triển