nét lượn sóng được dùng trong hình biểu diễn nào

Admin
Nét lượn sóng có ứng dụng vẽ đường giới hạn một phần hình cắt

Nét lượn sóng có ứng dụng vẽ đường giới hạn một phần hình cắt

 

Kiến thức tham khảo về Bản vẽ kĩ thuật 

 

1. Sơ lược về bản vẽ kỹ thuật

Bản vẽ là tài liệu kỹ thuật, bao gồm các hình biểu diễn của vật thể và những số liệu khác cần thiết cho việc chế tạo và kiểm tra. Bản vẽ là tiếng nói của kỹ thuật.

Nét lượn sóng có ứng dụng

Bản vẽ ngày nay đã trải qua con đường phát triển lâu dài. Sự xuất hiện của bản vẽ liên quan đến công việc xây dựng các công trình, đền đài và thành phố. Buổi đầu, bản vẽ được vẽ ngay trên mặt đất, tại nơi người ta cần xây công trình. Sau đó, bản vẽ được vẽ lên các phiến đá, các tấm đất sét và các tấm da.

Với đóng góp to lớn nhà họa sĩ thiên tài người Ý Leonardo da Vinci, nhà hình học và kiến trúc sư người Pháp Girard Dezarg đã đặt những luận cứ khoa học đầu tiên về phép chiếu phối cảnh và nhà toán học người Pháp Rơnê Đêcác đã đề xướng hệ tọa độ thẳng góc. Điều đó đã tạo nên phép chiếu trục đo. Ban đầu hình biểu diễn được vẽ bằng tay và ước lượng bằng mắt. Những bản vẽ đó không có kích thước, người ta phán đoán chúng một cách gần đúng theo vật thể được biểu diễn. Kể từ thế kỷ thứ 17 bản vẽ dần dần trở nên hiện đại, cải thiện triệt để chất lượng sản phẩm được cải tiến để tiếp tục phát triển tiêu chuẩn hóa, đặc biệt là tiêu chuẩn về bản vẽ. Nó diễn tả khá chính xác hình dạng khái quát công trình cần thể hiện và được vẽ bằng công cụ vẽ.

 

2. Phân loại bản vẽ kỹ thuật

Hiện nay bản vẽ kỹ thuật được chia thành các loại cơ bản sau:

- Bản vẽ chi tiết (Part drawing)

Bản vẽ chi tiết là bản vẽ thể hiện rõ từng chi tiết và đi kèm theo đó là một bản vẽ tổng hợp giúp người xem nhìn vào đó để lắp ráp, chế tạo hoặc sửa chữa. Bản vẽ chi tiết sẽ có những yêu cầu riêng về mặt kỹ thuật công nghệ nên thường được gia công thành chi tiết thật.

- Bản vẽ tháo rời (Explosive drawing)

Bản vẽ tháo rời thương dùng trong những trường hợp cần giải thích, trình bày hay quảng cáo cho những đối tượng không hiểu về lĩnh vực kỹ thuật. Đặc điểm của bản vẽ này là các hình ảnh không gian ba chiều với từng chi tiết tháo rời và có thể lắp ráp bất cứ lúc nào.

- Bản vẽ lắp ráp (Assembly drawing)

Bản vẽ kỹ thuật là gì? Bản vẽ kỹ thuật được phân thành nhiều loại khác nhau và bản vẽ lắp ráp là một trong số đó. Bản vẽ lắp ráp gồm một số hình biểu diễn thể hiện kết cấu và hình dàng của nhóm sản phẩm/bộ phận và những số liệu quan trọng để kiểm tra, lắp ráp.

- Bản vẽ sơ đồ (Schema)

Đây là bản vẽ phẳng gồm một số ký hiệu đơn giản được quy ước nhằm thể hiện các nguyên lý hoạt động như: Sơ đồ mạch điện động lực, sơ đồ giải thuật của tin học, cơ cấu nguyên lý máy, điều khiển PLC, điều khiển động cơ.

 

3. Các nguyên tắc chung khi trình bày bản vẽ kỹ thuật xây dựng

 Bản vẽ kỹ thuật là một công cụ dùng để giao tiếp giữa người thực hiện với người xây dựng, giữa người thực hiện và chủ công trình, do vậy cần trình bày theo nguyên tắc sau:

- Rõ ràng, dễ hiểu: Đối với mọi đối tượng liên quan và chỉ có một cách hiểu duy nhất (không được hiểu theo nhiều nghĩa);

- Đầy đủ từ A - Z: Phải chi ra trạng thái cuối cùng của đối tượng được biểu diễn với một chức năng xác định;

- Có tỷ lệ: Các đường nét bên ngoài và các chi tiết bên trong phải có tỷ lệ; giá trị cho các kích thước của một đối tượng không được xác định hoặc được lấy theo tỷ lệ trực tiếp từ bản vẽ;

- Có thể nhân bản, sao lại: Phù hợp với ISO 6428.

4. Quy định về đường nét trên bản vẽ kỹ thuật

Để biểu diễn vật thể một cách rõ ràng trên bản vẽ, người ta dùng các loại đường nét khác nhau. Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) quy định các loại đường nét, cách vẽ và các ứng dụng của chúng trong các bản vẽ kỹ thuật của tất cả các ngành công nghiệp, xây dựng và cơ khí.

Trong các loại đường đường nét, có đường sẽ thể hiện đường bao thấy được và có đường thể hiện đường bao khuất của bề mặt thực, có đường thể hiện đường kích thước và thể hiện mặt phẳng đối xứng của vật thể đó là những nét quy ước không có trên vật thể.

- Nét cơ bản (nét liền đậm): Để biểu diễn đường bao thấy của vật thể, ta dùng nét cơ bản. Bề rộng của nét cơ bản bằng 0,5 đến 1,4 mm tùy theo độ lớn và mức độ phức tạp của hình biểu diễn. Bề rộng của nét phải thống nhất trên tất cả các hình biểu diễn trong cùng một bản vẽ.

- Nét đứt: Để thể hiện đường bao khuất của vật thể, ta dùng nét đứt. Nét đứt gồm những gạch ngắn cùng một độ dài từ 2 đến 8 mm. Độ dài của nét đứt phải thống nhất trong cùng một bản vẽ. Bề rộng của nét đứt phụ thuộc vào về rộng của nét cơ bản đã chọn và có giá trị bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản.

- Nét chấm gạch mảnh: Để vẽ các đường trục cũng như các đường tâm, để xác định tâm của đường tròn hay tâm cung tròn, ta dùng nét chấm gạch mảnh. Nét vẽ bao gồm những gạch mảnh và chấm giữa các gạch đó. Độ dài gạch từ 5 đến 30 mm và bề rộng của nét chấm gạch mảnh có giá trị bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản.

Đường trục và đường tâm vẽ qua đường bao của hình biểu diễn từ 2 đến 5 mm và kết thúc vằng nét gạch. Vị trí tâm cung tròn được định bằng giao điểm của hai gạch cắt nhau. Nếu đường kính của đường tròn bé hơn 12 mm thì nét chấm gạch thể hiện đường tâm được thay bằng nét mảnh

Để vẽ các chi tiết, trước hết cần vạch các đường trục và đường tâm, xem đó là những đường cơ sở của bản vẽ. Căn cứ vào các đường đó mà vẽ các hình đối xứng và đặt các kích thước, từ đó vẽ các đường bao của vật thể.

- Nét liền mảnh: Ngoài các đường nét đã nêu ở phía trên, nét liền mảnh được sử dụng để ghi kích thước và đường gióng

Đường gióng liên kết giữa hình biểu diễn và đường kích thước và được vẽ từ đường bao. Để vẽ đường kích thước và đường gióng ta dùng nét liền mảnh có giá trị bề rộng bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản. Nét liền mảnh còn được dùng để vẽ các đường gạch thể hiện mặt cắt.

- Nét cắt: Để vẽ các vết của mặt phẳng cắt, ta dùng nét cắt. Bề rộng của nét cắt giá trị từ 1 đến 1,5 bề rộng nét cơ bản và độ dài của nét từ 8 đến 20 mm.