Ca-ta (Qatar) | Hồ sơ - Sự kiện - Nhân chứng

Admin
Nằm ở Trung Đông, trên bán đảo Ca-ta, giáp vịnh Péc-xích, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất và A-rập Xê-út. Tuy địa hình phần lớn là sa mạc cát xốp và sỏi, bằng phẳng, không có cây cối, nhưng Ca-ta có nguồn dự trữ dầu mỏ, khí tự nhiên dồi dào, đem lại nguồn thu to lớn.

 

Quốc kỳ Nhà nước Ca-ta

Vị trí địa lý: Nằm ở Trung Đông, trên bán đảo Ca-ta, giáp vịnh Péc-xích, Các tiểu vương quốc A-rập thống nhất và A-rập Xê-út. Tọa độ: 25030 vĩ bắc, 51015 kinh đông.

Diện tích: 11.437 km2.

Khí hậu: Sa mạc; nóng khô, ẩm và oi bức vào mùa hè. Nhiệt độ trung bình tháng 1: gần 200C, tháng 7: 420C. Lượng mưa trung bình hằng năm: 55 mm ở miền Nam, 125 mm ở miền Bắc.

Địa hình: Phần lớn là sa mạc cát xốp và sỏi, bằng phẳng, không có cây cối.

Tài nguyên thiên nhiên: Dầu mỏ, khí tự nhiên, cá.

Dân số: khoảng 2.168.700 người (2013)

Các dân tộc: Người A-rập (40%), Pakixtan (18%), Ấn Độ (18%), Iran (10%), dân tộc khác (14%).

Ngôn ngữ chính: Tiếng A-rập; tiếng Anh được sử dụng rộng rãi.

Lịch sử: Năm 1872, đế quốc Ôt-tô-man (Thổ Nhĩ Kỳ) chiếm Ca-ta. Sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bị bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Ca-ta bị Anh chiếm làm thuộc địa. Ngày 1/1/1971, Ca-ta giành được độc lập.

Tôn giáo: Đạo Hồi (95%)

Tổ chức nhà nước:

Chính thể: Quân chủ.

Các khu vực hành chính: 9 thành phố lớn: Ad Dawhah, Al Ghuwayriyah, Al Jumayliyah, Al Khawr, Al Wakrah, Ar Rayyan, Jarayan al Batinah, Madinat ash Shamal, Umm Salal.

Hiến pháp: Có hiệu lực từ ngày 8/6/2004.

Cơ quan hành pháp:

Đứng đầu Nhà nước: Quốc vương; Quốc vương đồng thời giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.

Đứng đầu Chính phủ: Thủ tướng.

Bầu cử: Theo chế độ quân chủ cha truyền con nối.

Cơ quan lập pháp: Hội đồng tư vấn (45 ghế, 15 ghế Quốc vương bổ nhiệm, 30 ghế do bầu cử).

Cơ quan tư pháp: Tòa Thượng thẩm.

Kinh tế:

Tổng quan: Ca-ta có nguồn dự trữ dầu mỏ, khí tự nhiên dồi dào, trữ lượng lên đến 16 tỷ thùng dầu và 25.000 tỷ m3 khí đốt, sản lượng khai thác 800.000 thùng/ngày đứng đầu thế giới về sản xuất khí hoá lỏng; khai thác, chế biến dầu lửa và khí đốt là xương sống nền kinh tế, đem lại khoảng 85% nguồn thu xuất khẩu và 60% GDP. Với giá thị trường trên thế giới cao như hiện nay thì sản xuất và xuất khẩu dầu lửa, hơi đốt càng đem lại nguồn thu to lớn, Ca-ta đang đặt ra mục tiêu mở rộng khai thác dầu ở ngoài khơi và đa dạng hoá nền kinh tế.

Sản phẩm công nghiệp: Dầu thô, khí hoá lỏng, phân bón, hóa chất, xi măng, sắt thép.

Sản phẩm nông nghiệp: Rau quả, gia cầm, gia súc, sữa, cá.

Thủ đô: Đô-ha (Doha).

Đơn vị tiền tệ: riyal Ca-ta (QR); 1 QR = 100 dirham

Quốc khánh: 3-9 (1971)

Danh lam thắng cảnh: Viện bảo tàng Hải dương học ở Đô-ha.

Quan hệ quốc tế: Tham gia các tổ chức quốc tế: FAO, G-77, IAEA, IBRD, ICAO, IFAD, ILO, IMF, IMO, Interpol, IOC, ITU, OPEC, UN, UNCTAD, UNESCO, UNIDO, UPU, WHO, WIPO, WMO, WTrO, v.v..

Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao: 08/02/1993.

Địa chỉ Đại sứ quán của hai nước:

Đại sứ quán Việt Nam tại Ca-ta:

Địa chỉ: Villa No. 8 (Near Saha 109 street) West Bay Lagoon, P.O. Box: 23595 Doha, Qatar

Điện thoại: 974-4128480/ 4128993/ 4128366; 4728480 ext.111

Fax: 974-4128370 Email: [email protected]

Website: http://www.vietnamembassy-qatar.org

Đại sứ quán Ca-ta tại Việt Nam:

Địa chỉ: 43 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: 84-04-39430222/39440149

Fax: 84-04-39440148